Nhập khẩu đậu tương 7 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/8/2024 của TCHQ)
TÌNH HÌNH CHUNG (cập nhật ngày 20/08/2024)
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong tháng 7 chăn nuôi hộ gia đình gặp khó khăn khi dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 7 tăng khoảng 9% so với cùng thời điểm năm 2023; đàn gia cầm tiếp tục phát triển ổn định do công tác tiêm phòng dịch bệnh tốt nên không có dịch bệnh lớn xảy ra. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tại thời điểm cuối tháng 7 tăng khoảng 2,6% so với cùng thời điểm năm 2023.
- Chăn nuôi trâu, bò:
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng số trâu của cả nước tại thời điểm cuối tháng 7/2024 giảm khoảng 3,6% so với cùng thời điểm năm 2023; tổng số bò giảm khoảng 0,4%. Chăn nuôi trâu, bò giảm chủ yếu do điều kiện chăn nuôi khó khăn, chi phí chăn nuôi cao, lợi nhuận mang lại thấp, dẫn đến việc giảm số lượng đầu con.
- Chăn nuôi lợn:
Tổng đàn lợn cả nước ước tính tại thời điểm cuối tháng 7/2024 tăng khoảng 3%. Người nuôi đang tiếp tục tái đàn và phát triển sản xuất khi giá bán sản phẩm đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế.
- Chăn nuôi gia cầm:
Gia cầm thường có chu kỳ sinh sản nhanh, dễ chăn nuôi và ít rủi ro hơn so với các loại vật nuôi khác. Điều kiện chăn nuôi thuận lợi và nhu cầu thị trường cao, thúc đẩy người dân tăng đàn và mở rộng quy mô. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tại thời điểm cuối tháng 7/2024 tăng khoảng 2,6% so với cùng thời điểm năm 2023.
- Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 7 năm 2024 ước đạt 47,4 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 7 tháng đầu năm 2024 đạt gần 288 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 73,7 triệu USD, giảm 6,6%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 93,6 triệu USD, tăng 17%.
- Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 7 năm 2024 ước đạt 337,6 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,09 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 644,1 triệu USD, giảm 9,2%; giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 899,3 triệu USD, tăng 18,1%.
- Giá trị nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:
Giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 7 năm 2024 ước đạt 400 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,96 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023.
- Thú y: Theo báo cáo của Cục Thú Y, tính đến ngày 23/7/2024 tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cả nước cụ thể như sau:
+ Bệnh Cúm gia cầm: Không có báo cáo ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước có 1 ổ dịch bệnh CGC chủng A/H5N1 tại tỉnh Tiền Giang chưa qua 21 ngày; số gia cầm mắc bệnh là 773 con, số gia cầm chết và tiêu hủy là 1.234 con. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước có 8 ổ dịch tại các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, số con mắc bệnh là 12.342 con, số con chết và tiêu hủy 13.658 con.
+ Bệnh dịch tả lợn Châu Phi: Có báo cáo 8 ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lai Châu và Quảng Ngãi; số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 449 con. Hiện nay, cả nước có 348 ổ dịch thuộc 93 huyện của 25 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 35.141 con, số lợn chết và tiêu hủy là 35.325 con. Tính từ đầu năm đến nay cả nước xuất hiện 748 ổ dịch tại 45 tỉnh, số con chết và tiêu hủy 49.845 con
+ Bệnh lở mồm long móng: Không có báo cáo ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước có 1 ổ dịch tại tỉnh Tiền Giang chưa qua 21 ngày. Số gia súc mắc bệnh là 5 con. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước có 45 ổ dịch xuất hiện tại 14 tỉnh , tổng số con chết và tiêu hủy 125 con.
+ Bệnh viêm da nổi cục (VDNC): Không có báo cáo ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước có 9 ổ dịch bệnh VDNC tại 9 huyện của 8 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số gia súc mắc bệnh là 26 con, số gia súc chết và tiêu hủy là 6 con. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước có 81 ổ dịch xuất hiện tại 18 tỉnh, tổng số con chết và tiêu hủy 102 con.
+ Bệnh tai xanh: Không có báo cáo ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước có 1 ổ dịch bệnh tai xanh tại tỉnh Bạc Liêu chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 3 con, số lợn chết và tiêu hủy là 35 con. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước có 1 ổ dịch Tai xanh xảy ra tại Bạc Liêu, số con chết và tiêu hủy 35 con.
Biểu đồ. Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) tại các tỉnh phía Nam
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI
Giá thịt lợn hơi trên cả nước trong tháng 7/2024 diễn biến trái chiều giữa các vùng; cụ thể:
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi bình quân tính đến ngày 22/7/2024 ở mức 66.438 đồng/kg, hiện tại giá lợn hơi trung bình được thu mua ở Hưng Yên là 68.000 đồng/kg, giữ nguyên không biến động so với bình quân tháng trước đó. Tại Nam Định, giá lợn hơi bình quân được thu mua ở mức 64.875 đồng/kg (tăng 2.075 đồng/kg so với tháng trước).
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi giao động trong khoảng 61.000 đồng – 65.000 đồng/kg; trong đó các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng và Hà Tĩnh đang cùng neo ở mức cao nhất là 65.000 đồng/kg. Các tỉnh Bình Thuận và Quảng Bình lần lượt giao dịch với giá 63.000 đồng/kg và 64.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Ngãi và Khánh Hòa có giá thấp nhất là 61.000 đồng/kg, các tỉnh còn lại duy trì thu mua ổn định với giá 62.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá thu mua lợn hơi bình quân ở mức 64.008 đồng/kg. Giá thu mua lợn hơi khu vực này có xu hướng giảm so với tháng trước với mức giảm từ 1.700 - 3.600 đồng/kg tùy từng tỉnh; cụ thể tại tỉnh An Giang, giá thu mua lợn hơi bình quân ở mức 64.222 đồng/kg (-3.622 đồng/kg), Vĩnh Long 63.750 đồng/kg (-3.028 đồng/kg), Đồng Nai 66.000 đồng/kg (-2.250 đồng/kg), Tiền Giang 60.067 đồng/kg (-1.733 đồng/kg).
Giá gà công nghiệp tại các tỉnh miền Bắc trong tháng 7 có xu hướng tăng so với tháng trước, bình quân dao động ở mức 30.000 đồng - 33.000 đồng/kg, tuy giá tăng nhưng sức tiêu thụ của thị trường có phần chậm hơn, giao dịch mua bán có xu hướng chững ở những tuần giữa tháng 7. Đối với gà lông màu, nhu cầu tiêu thụ cũng chậm chạp trong khi nguồn cung dư thừa, giá dao động 35.000 đồng - 36.000 đồng/kg với gà ta lai 80 ngày và 44.000-45.000 đồng/kg đối với gà công ty nuôi già ngày. Tại miền Nam, loại gà trên 3 kg/con xuất chuồng vẫn còn hạn chế giúp cho giá gà nhích lên bình quân mức 31.333 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, giá gà công nghiệp dao dịch ở mức 33.500 đồng/kg (+389 đồng/kg), Đồng Nai 29.167 đồng/kg (+542 đồng/kg), giá gà lông màu 48.333 đồng/kg (+212 đồng/kg) so với bình quân tháng trước.
Giá thu mua trứng gà ta tại Đồng Nai bình quân 28.000 đồng/chục (+375 đồng/chục), giá thu mua trứng gà công nghiệp 23.667 đồng/chục, tăng 4.167 đồng/chục.
Tại sàn giao dịch Chicago Mercantile Exchange (CME), trong tháng 7, giá đóng cửa mặt hàng thịt lợn giao kỳ hạn dao động trong khoảng 88,4 US cent/lb đến 91,7 US cent/lb và đạt mức bình quân 89,8 US cent/lb, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 7 tháng đầu năm 2024, giá mặt hàng thịt lợn giao dịch trên sàn CME đạt mức thấp nhất 65,3 US cent/lb, cao nhất 98,6 US cent/lb và đạt mức bình quân 86,4 US cent/lb, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 7/2024, giá đóng cửa mặt hàng bò sống giao kỳ hạn trên sàn CME dao động trong khoảng 182,1 US cent/lb đến 186,4 US cent/lb và đạt mức bình quân 183,6 US cent/lb, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2024, giá mặt hàng bò sống giao dịch trên sàn CME đạt mức thấp nhất 169,9 US cent/lb, cao nhất 194,2 US cent/lb và đạt mức bình quân 182 US cent/lb, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính trong tháng 7/2024 ổn định và có xu hướng tăng nhẹ so với tháng trước, cụ thể: Tại Bình Phước, giá cám gạo giao dịch 11.700 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg, giá cám HV 16.500 đồng/kg; giá cám Cargill 15.500 đồng/kg. Giá các loại ngô hạt tăng nhẹ so với tháng trước, cụ thể, giá ngô bột tại Bình Phước giao dịch 10.800 đồng/kg (+ 200 đồng/kg), giá ngô hạt là 10.300 đồng/kg (+73 đồng/kg).
Giá các loại thức ăn hỗn hợp cho cá và cho lợn không có biến động so với tháng trước, dao động từ 8.000-15.000 đồng/kg (đối với thức ăn cho heo) và từ 9.000-14.000 đồng/kg (đối với thức ăn cho tôm, cá) Theo Reuters, giá đóng cửa mặt hàng đậu tương giao kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) trong tháng 7/20248 dao động trong khoảng 10,78 USD/Bu đến 11,88 USD/Bu và đạt mức bình quân 11,36 USD/Bu, giảm 24,67% so với tháng 7/2023. Giá đóng cửa mặt hàng ngô giao kỳ hạn trên sàn CBOT trong tháng 7/20249 dao động trong khoảng 3,91 USD/Bu đến 4,11 USD/Bu và đạt mức bình quân 3,99 USD/Bu, giảm 27,26% so với tháng 7/2023.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
+ Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 7 năm 2024 ước đạt 47,4 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 7 tháng đầu năm 2024 đạt gần 288 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 73,7 triệu USD, giảm 6,6%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 93,6 triệu USD, tăng 17%.
+ Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 584,18 triệu USD, giảm 10,5% so với 7 tháng đầu năm 2023, riêng tháng 7/2024 xuất khẩu đạt trên 90,65 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng 6/2024 nhưng giảm 30% so với tháng 7/2023.
Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 7 tháng đầu năm 2024
(Tính toán từ số liệu công bố ngày 10/8/2024 của TCHQ). ĐVT: USD
+ Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 7 năm 2024 ước đạt 337,6 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,09 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 644,1 triệu USD, giảm 9,2%; giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 899,3 triệu USD, tăng 18,1%.
+ Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:
Giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 7 năm 2024 ước đạt 400 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,96 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường: Áchentina (chiếm 28% thị phần), Hoa Kỳ (22,8%) và Braxin (14,5%). So với cùng kỳ năm 2023, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ thị trường Áchentina tăng 21,1%; Hoa Kỳ tăng 69,6% và thị trường Braxin tăng 15,2%.
+ Nhập khẩu ngô:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 5,74 triệu tấn, trị giá trên 1,43 tỷ USD, giá trung bình 249 USD/tấn, tăng 34,3% về lượng, tăng 1,9% kim ngạch nhưng giảm 24,1% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/8/2024 của TCHQ)
+ Nhập khẩu đậu tương:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,31 triệu tấn, trị giá trên 687,65 triệu USD, giá trung bình 523,7 USD/tấn, tăng 8,7% về lượng, giảm 11,9% kim ngạch và giảm 18,9% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Nhập khẩu đậu tương 7 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/8/2024 của TCHQ)
+ Nhập khẩu lúa mì:
7 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,44 triệu tấn, tương đương trên 954,67 triệu USD, tăng 24,8% về khối lượng, nhưng giảm 2,8% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2023.
Tổng hợp: Channuoivietnam.com
Tin tức mới nhất
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CẢ NƯỚC THÁNG 7/2024
Lâm Đồng: Số lượng bò chết do tiêu chảy đã giảm dần
6 yếu tố lưu ý khi kiểm soát suyễn heo
4 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Hậu Giang đã được khống chế
Công ty Cổ Phần Bao bì Tiên Sơn
Công ty Cổ Phần Bao bì Tiên Sơn "TPC" xin gửi tới Quý khách hàng, đối tác lời chào trân trọng nhất.
Sản xuất túi vải không dệt - thân thiện môi trường
Đề xuất của VPA về màng pe, túi nhựa
Bao bì nhựa mềm: Cuộc giải phẫu âm thầm
Trên 20% mẫu phân bón hữu cơ không đạt chất lượng